Hậu vệ là gì, có những loại nào và chơi vị trí nào trên sân?
Trong bóng đá có nhiều vị trí khác nhau ở trên sân, ở đó có hậu vệ, tiền vệ hay tiền đạo có vai trò khác nhau, trong vị trí hậu vệ sẽ có hậu vệ cánh trái, hậu vệ cánh phải, hậu về trung tâm (trung vệ).
Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu hậu vệ. Vậy Hậu vệ là gì? Chơi vị trí nào trên sân? Tất cả sẽ được thông tin chi tiết ở bài viết này.
Hậu vệ là gì?
Hậu vệ là gì?
Có lẽ đối với tất cả chúng ta khi xem bóng đá ai cũng biết hậu vệ thường là cầu thủ đứng trước thủ môn. Thực tế định nghĩa của nó cũng khá đơn giản. Hậu vệ (viết tắt trong các trận đấu quốc tế là DF, tiếng Anh Defender). Ngày nay cùng với sự ra đời của các chiến thuật mới thì vai trò vị trí của hậu vệ cũng kéo theo sự phát triển. Tuy nhiên cơ bản sẽ có hậu vệ trung tâm và hậu vệ cánh. Trong hậu vệ trung tâm sẽ chia thành hai loại đó là: Trung vệ và hậu vệ quét. Đối với hậu vệ cánh cũng tương tự, nó gồm: hậu vệ biên truyền thống và hậu vệ biên tấn công. Thực tế hai khái niệm kể trên có sự giao thoa lẫn nhau. Nó sẽ được tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau của bài viết
Hậu vệ trung tâm
Hậu vệ trung tâm
Trong bóng đó chắc ai cũng biết đến khu vực 16m50. Đây chính là nơi mà hậu vệ trung tâm đảm nhiệm. Những cầu thủ này chơi giữa hàng hậu vệ. Nhiệm vụ của họ là ngăn chặn cầu thủ đối phương đặc biệt là các tiền đạo bằng mọi cách ngăn cản nhưng đúng luật không cho đối thủ ghi bàn. Khi thấy cầu thủ đội bạn xâm nhập vòng cấm thì hậu vệ trung tâm sẽ lập tức theo sát. Tùy từng tình huống mà họ chọn phương án phá bóng an toàn hay đoạt lại bóng để tổ chức phản công. Yêu cầu của hậu vệ trung tâm thường khỏe, có khả năng quan sát và phán đoán tình huống nhanh chính xác. Bên cạnh đó chiều cao tốt cũng là lợi thế ưu tiên cho một hậu vệ trung tâm
Hậu vệ quét
Đây là một trong 2 loại hình hậu vệ trung tâm. Tên tiếng Anh là Sweeper viết tắt là SW. Ngày nay trong bóng đá hiện đại rất ít vai trò thực sự của một hậu vệ quét. Cầu thủ này chơi ngay trước mặt thủ môn có nhiệm vụ quét banh nếu vượt qua tất cả hàng phòng ngự. Hậu vệ quét thường được gọi là Libero trong tiếng Ý nghĩa là tự do. Thực sự hậu vệ quét không đảm nhiệm kiểu 1 kèm 1 với đối thủ.
Thay vào đó họ có khả năng đọc trận đấu để ngăn chặn kịp thời tình huống nguy hiểm. Hậu vệ quét ngày nay gần như đã biến mất. Bởi khả năng tấn công càng ngày càng đa dạng. Những tên tuổi nổi tiếng ở vị trí này cũng thuộc về thế hệ ngày xưa như Franz Beckenbauer, Bobby Moore, Gaetano Scirea, Laurent Blanc, Matthias Sammer, Ruud Krol, Franco Baresi, Lothar Matthäus và Daniel Passarella,...
Trung vệ
Trung vệ
Trung vệ viết tắt là CB (center back) chơi ở vị trí giữa của hàng hậu vệ. Hai yêu cầu thường thấy đối với trung vệ là chiến thuật phòng thủ khu vực nghĩa là mỗi trung vệ sẽ có nhiệm vụ phòng ngự một khu vực nhất định trên sân. Chiến thuật còn lại là 1 kèm 1 tức là một trung vệ sẽ theo kèm 1 cầu thủ đối phương. Dĩ nhiên từng đối thủ sơ đồ khác nhau sẽ đưa ra yêu cầu cho các trung vệ.
Khi mà chiến thuật Pressings lên ngôi thì các trung vệ sẽ phải có khả năng giữ bóng. Họ cần phải phối hợp với các đồng đội để tổ chức thoát pressing khi có bóng. Khả năng 1 kèm 1 rất quan trọng trong những pha chống phản công. Bên cạnh đó là sự bọc lót hỗ trợ lẫn nhau giữa các trung vệ.
Sẽ có các sơ đồ 2 hay 3 trung vệ khác nhau. Ở đó mỗi chiến thuật sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Đối với 2 trung vệ thì đơn giản mang tới sự cân bằng. Nó đòi hỏi 2 cầu thủ ở vị trí này hiểu nhau được hiểu là thi đấu ăn ý với nhau. Điều này rất quan trọng trong sơ đồ 2 trung vệ.
Ngoài những kỹ năng cá nhân cần có thì việc hiểu nhau giữa 2 cầu thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng phòng ngự. Bởi chỉ có 2 cầu thủ nên việc ra quyết định cần nhanh chóng. Khi đó việc hiểu ý nhau sẽ giúp mỗi cầu thủ biết mình phải làm gì trong từng tình huống
Có thể thấy việc sử dụng 3 trung vệ bùng nổ mạnh trong những năm gần đây. Chúng ta đều biết khi huấn luyện viên Park Hang Seo sử dụng chiến thuật 3 trung vệ thì đội tuyển Việt Nam đã cải thiện rõ trong khâu phòng ngự. Ông giải thích rằng với 3 trung vệ những sai lầm cá nhân có thể được sửa chữa.
Hơn nữa với 3 cầu thủ thì cũng sẽ giúp đội bóng kiểm soát chặt khâu trung tuyến. Chúng ta không nên nhầm lẫn cầu thủ đứng giữa sẽ là hậu vệ quét. Mà ngày nay đây đều là 3 trung vệ đảm nhiệm phòng ngự như nhau. Điểm yếu của sơ đồ 3 hậu vệ là nằm ở hai biên. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần sau của bài viết
Bóng đá hiện đại phát triển thì các trung vệ cần có khả năng phát động tấn công. Những pha phất bóng chính xác có tính sát thương rất cao. Ngoài ra các trung vệ còn có khả năng ghi bàn bằng các pha không chiến.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong những trận đấu bóng đá. Như việc Ramos đánh đầu gỡ hòa cho Real Madrid trong trận chung kết UCL với Atletico Madrid ở những giây cuối cùng của trận đấu. Những cái tên nổi tiếng ở vị trí này là Ramos, Piqué, Virgil Van Dijk, Godin, Thiago Silva,....
Hậu vệ cánh
Hậu vệ cánh
Đây là vị trí đảm nhiệm phòng ngự hai hành lang cánh tránh và cánh phải. Họ ngăn chặn các pha đánh biên thường sẽ đối mặt với các tiền đạo cánh của đối thủ. Do vậy các hậu vệ biên phải có khả năng 1 kèm 1. Bên cạnh việc không cho tiền đạo họ vượt qua thì hậu vệ biên cần ngăn chặn những pha căng ngang hay tạt bóng vào trong. Ngày nay các hậu vệ biên cần có khả năng tấn công. Điều này đã sinh ra hai kiểu hậu vệ cánh là hậu vệ biên và hậu vệ biên tấn công.
Hậu vệ biên
Hậu vệ biên (viết tắt là FB/RB/LB; tiếng Anh: Full Back/Right Back/Left Back) đảm nhiệm phòng ngự hai hành lang cánh. Đối với hậu vệ biên đội hình sẽ có thêm các tiền vệ cánh hoặc các tiền vệ có xu hướng chơi lệch trái hay lệch phải. Để dễ hiểu là các sơ đồ 4-4-2 hay 4-3-3.
Hậu vệ biên sẽ có sự hỗ trợ của các tiền vệ trong khâu phòng ngự hành lang cánh. Ngược lại các hậu vệ biên cũng cần phải hỗ trợ tham gia tấn công cùng toàn đội. Dĩ nhiên điều này không quá bắt buộc và những hậu vệ biên nổi tiếng mới có được khả năng công thủ toàn diện này.
Hậu vệ biên tấn công
Hậu vệ biên tấn công
Hậu vệ biên tấn công (viết tắt là WB/RWB/LWB; tiếng Anh: Wingback/Right Wingback/Left Wingback). Đây là một dạng biến thể hiện đại của hậu vệ biên với yếu tố tấn công được nhấn mạnh hơn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hậu vệ biên tấn công trong các sơ đồ 3-5-2 hay 5-3-2.
Đơn giản đó là sự kết hợp giữa hậu vệ biên và tiền vệ cánh. Nó đòi hỏi bên cạnh khả năng phòng ngự thì bắt buộc phải biết tấn công. Do đó một hậu vệ biên tấn công cần phải có thể lực cực tốt, có thể tạt bóng phối hợp với tuyến trên và phòng thủ hiệu quả khi đối phương khoét vào hành lang cánh. Thường sẽ có 1 tiền vệ phòng ngự bọc lót khi hậu vệ cánh dâng lên cao để tham gia tấn công cùng tiền vệ hay tiền đạo.
Lời kết Hậu vệ là gì? Chơi vị trí nào trên sân?
Sự phát triển của bóng đá hiện đại cũng đòi hỏi yêu cầu các hậu vệ ngày càng cao. Có những vị trí hậu vệ dần biến mất nhưng cũng sinh ra các dạng hậu vệ mới. Tất cả càng khiến cho môn thể thao vua ngày càng cuốn hút. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã có góc nhìn tổng quan hơn về hậu vệ và các vị trí thi đấu ở trên sân.